Ý nghĩa của các biển báo giao thông

Hệ thống biển báo có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tránh ùn tắc và tai nạn. Khi đi đến ngã ba, ngã tư hoặc đi vào một con đường mới, người lái xe chỉ cần quan sát biển báo giao thông là có thể biết nên đi thế nào cho đúng luật. Việc này không chỉ góp phần giảm thiểu ách tắc giao thông, tránh va chạm mà còn giúp người lái xe tránh bị phạt vì những vi phạm không đáng có.

Một số loại biển báo phổ biến thường gặp là: biển báo đường một chiều, biển báo cấm xe ô tô, biển cấm quay đầu xe,…

Các loại biển báo ô tô trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam

Biển báo cấm ô tô

Khi thấy biển báo cấm ô tô, người lái bắt buộc phải tuân thủ, không được lưu thông vào những địa điểm có biển báo này để ngăn tai nạn xảy ra. Đặc điểm của biển báo cấm là có hình tròn và được thiết kế theo quy chuẩn như sau:

  • Viền đỏ, nền màu trắng và hình vẽ màu đen.
  • Có viền đỏ và nền xanh.
  • Có viền xanh và nền trắng.

Một số loại biển báo cấm ô tô mà người lái thường gặp khi tham gia giao thông như: Biển báo đường cấm, cấm đi ngược chiều, cấm đỗ xe,…

Biển báo cấm xe ô tô - biển báo an toàn

Các loại biển báo cấm ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

Các loại biển báo nguy hiểm

Biển báo giao thông nguy hiểm có 2 kiểu đó là:

  • Biển báo giao thông hình tam giác: Viền đỏ, nền vàng và hình vẽ màu đen.
  • Biển báo giao thông hình thoi: Viền vàng, nền vàng và hình vẽ màu đen.

Những biển báo có kiểu dáng như trên là biển báo nguy hiểm có đường hẹp, cầu hẹp, công trường, vách núi nguy hiểm,… Các loại biển báo này không cấm hay bắt buộc người lái xe phải thực hiện một hành động nào. Tuy nhiên, khi thấy biển báo này bắt buộc người lái xe phải giảm phanh và đi chậm. Ở Việt Nam thường sử dụng các biển báo nguy hiểm hình tam giác như: Biển báo chỉ giao nhau có tín hiệu đèn, cầu hẹp, cầu tạm,…

Biển báo nguy hiểm

Các loại biển báo nguy hiểm (Nguồn: Sưu tầm)

Biển báo hiệu lệnh

Các biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền bên trong màu xanh và hình vẽ màu trắng. Loại biển báo này được đặt ở các ngã tư hay quốc lộ,… có công dụng ra hiệu cho người lái xe đi thẳng, chạy nhanh, chạy chậm hay vòng phải, vòng trái,…

Một số kiểu biển báo hiệu lệnh cơ bản mà người lái xe nên lưu ý như:

  • Các biển báo từ 301a-301i được đặt ở sau nơi đường giao nhau nhằm chỉ “Hướng đi phải theo” (trừ xe được quyền ưu tiên đi theo quy định).
  • Biển báo 302a và 302b chỉ “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật” dùng để báo các loại xe cơ giới và thô sơ hướng đi vòng phải – trái.
  • Biển báo 308a và 308b chỉ “Tuyến đường cầu vượt cắt qua” nhằm biểu thị phía trước có cầu vượt để xe có thể đi thẳng hoặc đi theo chỉ dẫn trên hình vẽ để rẽ phải hoặc trái.

Biển báo hiệu lệnh

Các loại biển báo hiệu lệnh (Nguồn: Sưu tầm)

Biển báo chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn thông báo cho người lái xe những chỉ dẫn cần thiết, mang đến sự thuận lợi và an toàn cho việc điều khiển phương tiện cũng như tham gia giao thông. Các biển báo chỉ dẫn có dạng hình vuông, hình thoi hoặc hình chữ nhật với nền xanh và hình vẽ màu trắng.

Các loại biển báo chỉ dẫn có ý nghĩa tương đương với nhau là hướng dẫn đường đi đúng cũng những thông tin về quãng đường phía trước như: Cửa hàng ăn uống, chợ, bến xe buýt,…

Biển báo chỉ dẫn

Các loại biển báo chỉ dẫn (Nguồn: Sưu tầm)

Biển báo tốc độ ô tô

Biển báo tốc độ ô tô được sử dụng nhằm hạn chế tốc độ xe chạy trên những đoạn đường dễ xảy ra tai nạn. Biển báo tốc độ có 5 loại gồm:

  • Biển báo P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”: Biển báo có dạng hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng và chính giữa là con số màu đen biểu thị tốc độ tối đa mà phương tiện được phép lưu thông. Người điều khiển xe cần căn cứ vào tình trạng thời tiết, mặt đường,… để điều chỉnh tốc độ phù hợp.
  • Biển báo P.127a “Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm”: Biển báo có dạng hình chữ nhật, viền đen với một hình tròn viền đỏ, nền đen, con số màu đỏ bên trong. Biển báo này được dùng để báo hiệu tốc độ tối đa cho phép các phương tiện lưu thông vào ban đêm trong một khung giờ cụ thể.
  • Biển báo P.127b “Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường”: Biển báo có dạng hình chữ nhật, nền xanh, bên trong có hình vẽ mũi tên màu trắng hướng lên trên và trên mỗi mũi tên là hình tròn viền đỏ, nền trắng, bên trong có con số màu đen thể hiện tốc độ tối đa cho phép. Biển này được dùng để quy định tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường.
  • Biển báo P.127c “Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường”: Biển báo có dạng hình chữ nhật, nền xanh, được chia bởi các vạch trắng biểu thị các làn xe khác nhau. Trên từng làn có hình vẽ phương tiện màu trắng và hình tròn viền đỏ, bên trong có con số màu đen thể hiện tốc độ tối đa được phép. Biển này được dùng để quy định tốc độ tối đa cho phép của các phương tiện trên từng làn đường.

Biển báo tốc độ ô tô - biển báo xe ô tô

Các loại biển báo tốc độ ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

Biển báo ô tô trên đường cao tốc

Các biển báo ô tô trên đường cao tốc khác biệt với những biển báo thông thường với dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền màu xanh và hình vẽ màu trắng. Có 16 loại biển báo đường cao tốc được đánh số lần lượt từ 450 – 466.

Biển báo ô tô trên đường cao tốc chỉ dẫn hướng đi, điểm đến và quy định an toàn. Cụ thể:

  • Chỉ dẫn tên đường và hướng tuyến.
  • Chỉ dẫn tới các trạm dừng nghỉ, địa điểm dịch vụ, danh lam thắng cảnh, bến xe,…
  • Thông báo nút giao, bắt đầu/kết thúc đường cao tốc.
  • Chỉ dẫn tách/nhập làn khi ra/vào đường cao tốc.
  • Chỉ dẫn tốc độ tối thiểu, tốc độ tối đa khi di chuyển trên đường cao tốc.
  • Chỉ dẫn khoảng cách lái xe an toàn, các phương tiện được phép hay không được phép di chuyển vào làn cao tốc.
  • Chỉ dẫn khoảng cách và hướng đi đến thị trấn, thị xã, thành phố.
  • Chỉ dẫn địa phận hành chính cấp tỉnh/thành phố.

Biển báo ô tô trên cao tốc

Các loại biển báo ô tô trên cao tốc (Nguồn: Sưu tầm)

Một số biển báo phụ khác

Các biển báo phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền màu đen, nền trắng và hình vẽ màu đen. Loại biển báo này được sử dụng nhằm mục đích thuyết minh và bổ sung ý nghĩa cho các loại biển báo giao thông còn lại nhằm giúp người lái xe hiểu rõ hơn về quy chuẩn đi đường. Biển phụ gồm có 10 loại được đánh số lần lượt từ 501 – 510. Đặc biệt, biển báo S507 được sử dụng độc lập với ý nghĩa “Hướng rẽ” và được đặt ở giữa đường giao nhau.

Biển báo phụ

Các loại biển báo phụ (Nguồn: Sưu tầm)

 

Trên đây là tổng hợp các loại biển báo ô tô mà người điều khiển phương tiện cần hiểu rõ để có thể tham gia giao thông an toàn. Bên cạnh đó, nếu bạn đang quan tâm tới các dòng xe Toyota thì hãy đăng ký lái thử ngay hôm nay để được trải nghiệm những mẫu xe đẳng cấp với những tính năng hiện đại, thông minh vượt trội